CÔNG TY Cổ Phần XÂY DỰNG AAT

Trụ Sở Chính: Số 2, ngõ 6, đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội.
VPGD: G105A Tòa G, VINACONEX II, Tổ 1 Phùng Khoang, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
MST: 0108713422.

Email: aat.xaydung@gmail.com

Sơn bả – Chống thấm

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on print

Dịch Vụ Chống Thấm – Sơn Bả Trọn Gói

Nhận thi công sơn nước tất cả các công trình lớn,nhỏ,cũ,mới giá cực rẻ tại Hà NộiVới hình thức nhanh chóng hiệu quả và tiện lợi.Nhận cuộc gọi của khách hàng -> Cử thợ đến khảo sát công trình-> Tư vấn giải đáp thắc mắc khách hàng tại chỗ->  Báo giá -> Đạt thỏa thuận -> Tiến hành thi công ( thời gian theo gia chủ mong muốn).

Dịch Vụ nhận thi công các hạng mục như:

 – Sơn mới, sơn lại biệt thự, nhà phố, căn hộ chung cư, nhà xưởng, trường học, bệnh viện, tường rào, văn phòng…vv

 – Sử lý các hiện tượng tường sơn bị bong tróc, ố vàng, nứt nẻ, thấm mốc..- Tư vấn màu sắc, trang trí quán cà phê, karaoke, mặt bằng shop, sơn theo logo công ty, theo bản vẽ…

 – Sơn trang trí giả gỗ, giả đá cẩm thạch, phun sơn gai, sơn đá..

 – Ngoài ra để tạo sự phong phú cho ngôi nhà bạn chúng tôi cung cấp thêm giấy gián tường cao cấp để làm điểm nhấn cho  môt bức tường trong nhà mà bạn lựa chọn.

Dịch vụ chúng tôi:

Là đơn vị thi công sơn trên toàn Hà Nội, với đội ngũ thợ chuyên nghiệp, thi công nhanh, gọn gàng, chất lượng.

Chúng tôi hiểu rằng mỗi công trình là 1 tác phẩm nghệ thuật, bởi việc công việc sơn không chỉ đơn giản là quét sơn lên tường mà nó còn yêu cầu người thợ sơn nhà phải có kinh nghiệm nhiều, có gu thẩm mỹ, và cả kiến thức về phong thủy, màu sắc, không gian mang đầy năng lực sáng tạo.

I. Giải pháp chống thấm chống ẩm và trang trí tường với sơn, bả matit

Để có bức tường bền đẹp thách thức thời gian cho ngôi nhà. Trước khi tiến hành khâu trang trí với sơn, bả matit chúng ta sẽ cần xử lý chống thấm dột. Lý tưởng nhất hoạt động này sẽ được tiến hành ngay từ thời điểm xây mới. Như vậy không chỉ đảm bảo về hiệu quả mà cũng tiết kiệm đáng kể chi phí.

1 . Chống thấm từ khi xây dựng, Sơn bả chống thấm

Thông thường, tùy thuộc vào mỗi hạng mục mà đơn vị thi công sẽ đưa ra phương án chống thấm chống ẩm khác nhau. Song chúng ta có thể tham khảo một số giải pháp được đánh giá cao như:

+ Trộn vữa bê tông gốc xi măng chống thấm có phụ gia. Như vậy, toàn bộ tường nhà sẽ được gia cố chắc chắn nhất trong kết cấu. Các vấn đề thấm dột sẽ được ngăn chặn tuyệt đối.

+ Sử dụng hóa chất chống thấm tường dạng lỏng tinh thẩm thấu để xử lý chống thấm ngược nếu tường không được trát ngoài. Hoặc cũng có thể sử dụng màng khò nóng cho các khu vực chịu nhiều tác động của nước. Đó như là khu vực tường giáp ranh, khu vực có hệ thống đường ống nước chạy qua, khu vực gần ao hồ, mạch nước ngầm,…

+ Sử dụng sơn chống thấm sau khi thi công. Hoạt động này diễn ra trong vòng 20 ngày sau khi tường được trát. Đầu tiên sẽ phủ sơn lót hoặc bả matit. Sau đó làm ướt, vệ sinh sạch sẽ rồi sơn màu lên trên. Như vậy không chỉ gia tăng hiệu quả chống thấm chống ẩm. Mà còn đảm bảo sơn bám bền màu mang đến sự sáng đẹp lâu dài.

2 . Khắc phục sự cố sơn bả matit đang bị thấm dột

Với trường hợp lớp sơn, bả matit đang bong tróc, thấm ẩm. Chúng ta sẽ cần tiến hành khắc phục.

Đầu tiên là khoanh vùng khu vực tường cần xử lý. Loại bỏ lớp sơn, vôi vữa cũ đã bị hư hỏng. Sau đó mài sạch tường, tiến hành chống thấm triệt để. Cuối cùng trát lại bình thường rồi mới sơn, bả lại.

Trên đây là những hình ảnh, video mà chúng tôi ghi lại trực tiếp từ công trình.
Việc Sơn trực tiếp hay Bả sau đó sơn nó sẽ phụ thuộc vào hiện trạng của từng công trình cụ thể, để đưa ra được phương án tối ưu Sơn sửa cải tạo nhà cho quý khách, chúng tôi cần trao đổi và khảo sát trực tiếp để đưa ra các phương án xử lí tốt nhất.

II. Quy trình thi công chống thấm

Công tác chuẩn bị bề mặt chống thấm

– Băm, đục sạch các lớp hồ vữa ximăng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…

– Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt dài lớn hay xuyên sàn (nếu có) theo rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm.

– Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông (nếu đã được định vị ngay trong quá trình đổ bê tông, nhưng chưa lắp đặt sản phẩm dừng nước), đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm, lắp đặt sản phẩm dừng nước thanh trương nở (Thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.

– Trường hợp các sàn bê tông là sàn lệch (khu WC), thì ngoài phần gờ hông bê tông giật cấp, phần gờ hông chân tường bao xây gạch tô vữa ngay bên trên sẽ được xử lý gia cố chống thấm cao thêm tối thiểu 20cm nữa (để tránh nước thấm loang chân tường sử dụng thực tế sau này).

– Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt.

– Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay.

Quy trình thi công chống thấm

– Xử lý gia cố chống thấm cho các lỗ rỗng, hốc bọng, đường nứt, hốc râu thép… trên sàn bê tông bằng hồ dầu Sika Latex/ Sika Latex TH và vữa đổ bù không co ngót.

– Xử lý quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) tại các khe co giãn, cổ ống xuyên sàn sau đó đổ bù vữa không co.

Sau khi bê tông đá mi khô cứng, tháo ván khuôn ta tiến hành thi công chống quét hoạc phun theo quy trình cụ thể sau

Thi công chống thấm bằng các sản phẩm dạng quét, phun

Bước 1: Bao hòa nước và bo góc chân tường:

– Trước khi thi công các sản phẩm dạng quét (gốc xi măng 2 thành phần hoạc gốc bu tin) chúng ta nên bao hòa nước để tránh bê tông háo nước dân đến tình trạng vật liệu chống thấm sẽ không thấm sau vào thân bê tông tạo liên kết (Tránh để đọng nước trên bề mặt bê tông)

– Bo góc chân tường bằng xi măng cát vàng + Sika latex/ latex TH

– Quét lớp mỏng chống thấm và tiến hành dán lưới thủy tinh bo góc với bê rộng lưới từ 10 – 15 cm.

Bước 2: Thi công chống thấm:

– Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm chúng ta nên thi công 2 hoạc 3 lớp để đảm bảo phủ kín bề mặt cần chống thấm.

– Thi công các lớp chống thấm vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp sau được quét sau khi lớp trước khô mặt (khoảng 2 – 24h, tùy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy loại sản phẩm dùng).

– Độ dày trung bình của mỗi lớp là 1mm. Liều lượng sử dụng cho mỗi lớp là 1 – 2kg (Tùy theo mức độ cần chông thấm và tùy theo quy định của từng loại sản phẩm cần dùng), do vậy liều lượng sử dụng hoàn thiện là 2 – 6 kg/m2

– Nên chia lượng vật liệu trộn thành nhiều thùng nhỏ cho nhiều người thi công ứng dụng cùng một lúc.

Bước 3: Những điểm cần chú ý:

– Với các sản phẩm gốc xi măng nên cần có yêu cầu bảo dưỡng tốt để đảm bảo vật liệu được ninh kết hết và tạo được sự kết dính tốt với bề mặt cần chống thấm cũng như tạo được lớp màng đặc chắc.

– Không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịp

– Khi cần sơn hoàn thiện bề mặt thì nên phủ thêm lớp vữa bảo vệ (ximăng+cát) lên bề mặt lớp chống thấm.

Chống thấm bằng màng Khò nóng hoạc Màng dán lạnh

Chống thấm khò nóng lớp chống thấm

Bước 1: Quét lớp tạo dính:

– Dùng lu sơn để thi công trên bề mặt bằng rộng. Lớp tạo dính được dàn mỏng và đều, phải bao phủ kín bề mặt bê tông (Chỉ thi công diện tích lớp tạo dính lót cho diện tích thi công có thể làm trong ngày).

Sau khi lớp tạo dính lót khô (cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay) tiến hành dán màng chống thấm.

Bước 2: Dán màng chống thấm Bitum:

– Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán. Bảo đảm bề mặt dán hoạc khò phải được úp xuống dưới.

– Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.

– Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, rồi từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas (Hoạc dán như bình thường với mạng dán nguôi – Màng tự dính). Dụng cụ này sẽ làm bề mặt tan chảy và làm lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã được tạo dính lót.

– Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Cần thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao. Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều.

– Tác dụng lực cơ học (sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân) ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.

Bước 3: Những điểm cần chú ý:

– Tại vị trí chồng mí. Dùng đèn đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.

– Các vị trí yếu phải gia cố: Thao tác này kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng. Vì vậy chú trọng gia cố các điểm yếu như: góc tường, khe co giãn, cổ ống.

– Nếu có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện làm phồng rộp màng sau khi thi công, đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn cho thoát hết khí sau đó dán đè tám khác lên với biên độ chồng mí là 50mm.

– Sau khi thi công hệ thống màng chống thấm, lập tức phải làm lớp bảo vệ, tránh làm rách, hỏng màng do lưu thông, vận chuyển dụng cụ, thiết bị, đặt thép.