CÔNG TY Cổ Phần XÂY DỰNG AAT

Trụ Sở Chính: Số 2, ngõ 6, đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội.
VPGD: G105A Tòa G, VINACONEX II, Tổ 1 Phùng Khoang, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
MST: 0108713422.

Email: aat.xaydung@gmail.com

Lưu ý thiết kế giếng trời cuối nhà

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on print

 

Trong căn nhà thiếu sáng, việc bố trí giếng trời phù hợp sẽ giúp không khí, ánh sáng lưu thông tốt, lan tỏa đến các phòng trong nhà. Khi đặt giếng trời ở cuối nhà bạn cần lưu ý:

– Đảm bảo tính riêng tư: Giếng trời khi đặt cuối nhà thường tạo ra những tiếng vọng lớn do xung quanh phần lớn là tường bao quanh. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên thiết kế tường nhám hoặc sử dụng gạch trang trí tại khu vực giếng trời, làm giảm khả năng phản xạ tiếng vang.

Bạn cũng có thể sử dụng rèm che đề điều chỉnh cường độ ánh sáng, phù hợp với không gian sống. Khu vực mái che giếng trời có thể dùng mái che cố định hoặc di chuyển nhưng cần đảm bảo an toàn, chống trộm.

– Thiết kế tiểu cảnh: Mục đích là lấy ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà nên với những giếng trời cuối nhà, bạn nên thiết kế thêm tiểu cảnh, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và mang thiên nhiên vào nhà, phù hợp với xu hướng sống xanh hiện nay.

Khi thiết kế tiểu cảnh khu vực giếng trời bạn cũng cần lưu ý chọn loại cây có sức sống tốt. Nếu thiết kế hồ cá cần đảm bảo vấn đề chống thấm, thay nước thường xuyên tránh tình trạng tù đọng và cân nhắc đến yếu tố phong thủy.

– Sử dụng vách và cửa kính: Lắp đặt vách và cửa kính là một trong những lưu ý cần thiết khi thiết kế giếng trời. Sử dụng các chất liệu này giúp bạn có được sự riêng tư, an toàn và không gian sinh hoạt tràn ngập ánh sáng.

Ngoài ra, khi thiết kế giếng trời bạn cũng cần thiết kế kiến trúc đồng bộ với kiến trúc tổng thể. Cân nhắc kiểu dáng phù hợp, hài hòa với phong cách thiết kế của cả ngôi nhà, giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống.